Nguyễn Phú Trọng đang bước những
bước đi chậm chạp một cách khó nhọc để tiến tới cõi vĩnh hằng dành cho ông ta.
Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu, bệnh tai biến có tái phát bất cứ khi nào, nhưng
Nguyễn Phú Trọng vẫn khư khư ôm hai ghế quyền lực cao nhất của chế độ cộng sản
Việt Nam. Phú Trọng cương quyết không chịu nhường cho đàn em để về nghỉ ngơi với
vợ và con cháu.
Điều gì đã khiến cho người đàn
ông này tham quyền, cố vị đến vậy?
Trước hết tôi phân tích về nhiệm
kỳ Tổng bí thư đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng.
Trong nhiệm kỳ Tổng bí thư đầu
tiên của mình giai đoạn 2011-2016, Nguyễn Phú Trọng luôn lép vế trước Nguyễn Tấn
Dũng. Phú Trọng nhiều lần muốn hạ Tấn Dũng nhưng bất thành. Nổi bật là Hội nghị
trung ương 6 tháng 10 năm 2012. Trong khi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ 6 vào
chiều ngày 15 tháng 10 năm 2012, Nguyễn Phú Trọng đã khóc một cách uất ức trước
ống kính truyền hình. Nguyên nhân là do Nguyễn Phú Trọng đã thất bại thảm hại
trong việc hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị. Vì khi Hội nghị Ban chấp hành
trung ương bỏ phiếu kỷ luật cắt chức NTD thì đa số đã phản đối bởi sự trở mặt của
Tô Lâm vào phút cuối. Và biệt danh “đồng chí X” dành cho Tấn Dũng đã xuất hiện
sau Hội nghị TƯ 6.
Sau Hội nghị TƯ 6, Đài RFA tiếng
Việt đã đưa dòng tin: “Hội nghị Trung Ương 6 kết thúc với sự thất vọng lẫn cay đắng
lan tỏa khắp nơi và người có quan tâm cho rằng đây là thời kỳ đen tối nhất của
lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.”
Có thể nói thời gian còn lại của
khóa XI, trên cương vị TBT, Nguyễn Phú Trọng phải làm việc trong sự coi thường
và khinh bỉ của Nguyễn Tấn Dũng. Và nhiệm kỳ TBT 2011-2016 của Nguyễn Phú Trọng
coi như vô nghĩa.
Bởi vậy, sau khi hạ bệ được Nguyễn
Tấn Dũng tại Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng quyết tâm thể hiện mình khi tái đắc
cử nhiệm kỳ 2. Mà nhiệm vụ quan trọng nhất của Phú Trọng là và phải triệt hạ
hoàn toàn các phe nhóm đối lập với lợi ích của Phú Trọng trong đảng. Sau đó sẽ
để lại quyền lực cho đàn em của mình.
Bởi vậy chừng nào chưa củng cố được
quyền lực của phe nhóm mình thì Phú Trọng quyết tâm chưa rời 2 ghế.
Vậy Nguyễn Phú Trọng có bí quyết
gì để lật đổ Nguyễn Tấn Dũng?
Trước hết nói về phe nhóm của
Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng với 2 nhiệm kỳ ở
cương vị Phó thủ tướng thường trực, Tấn Dũng đã xây dựng xung quanh mình các
nhóm lợi ích từ trung ương tới các địa phương. Bởi vậy, khi lên Thủ tướng vào
2007, Tấn Dũng có địa vị khá vững chắc để thực hiện các kế hoạch phát triển
kinh tế của mình.
Nhưng tất cả các Tập đoàn kinh tế
mà Tấn Dũng ví von như những quả đấm thép của nền kinh tế VN đã không được như
kỳ vọng, Tập đoàn Vinashin, Vinalines lâm vào phá sản. Hầu hết các Tập đoàn
khác đều chồng chất nợ nần.
Và trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng
của Nguyễn Tấn Dũng thì vấn nạn tham nhũng, hủ bại, phá hoại đất nước của cả hệ
thống chính trị CSVN ở mức độ khủng khiếp.
Nhưng các ủy viên trung ương vẫn ủng
hộ Tấn Dũng vì lợi ích chính trị và kinh tế của họ. Trên cương vị Thủ tướng, Tấn
Dũng có quyền ban phát lợi ích cho các địa phương, các ngành để đổi lấy sự ủng
hộ cho mình. Phe nhóm của Tấn Dũng có thể chiếm tới 70% số ủy viên TƯ.
Về phía Nguyễn Phú Trọng:
Nguyễn Phú Trọng với học vị tiến
sĩ xây dựng đảng thì ông ta hiểu rõ, với mức độ tham nhũng không thể kiểm soát,
sự hủ bại của cả hệ thống chính trị ở mức độ trầm trọng đã gây ra sự bất bình
và phẫn nộ của mọi tầng lớp Nhân dân. Nếu cứ để diễn tiến như vậy thì cuộc Cách
mạng dân chủ sẽ sớm xảy ra ở VN, đảng CSVN mất quyền lực và chế độ cộng sản sẽ
sụp đổ hoàn toàn. Điều này sẽ gây nguy hại cho quan thầy Bắc Kinh và Trung cộng.
Và nhiệm vụ chính yếu của Nguyễn
Phú Trọng là phải hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu rằng
muốn lật đổ Nguyễn Tấn Dũng thì Phú Trọng cũng phải dùng cả lợi ích chính trị
và kinh tế để mua chuộc và phân hóa các thuộc hạ của Tấn Dũng. Nguyễn Phú Trọng
đã âm thầm mặc cả trao ghế Thủ tướng cho Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH cho Nguyễn
Thị Kim Ngân, làm cả hai người phản Tấn Dũng theo Phú Trọng. Trọng trao ghế Chủ
tịch nước cho Trần Đại Quang và kéo Quang về phía mình. Trọng cũng nhờ uy của
Trung Quốc và Cục tình báo Hoa Nam để đe dọa những kẻ trong Ban chấp hành trung
ương còn chống đối.
Đồng thời Nguyễn Phú Trọng cũng
phải nhờ cậy và phối hợp với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Bởi Trung Quốc đã cài cắm
được mạng lưới điệp viên của họ ở mọi ngành, mọi cấp trong hệ thống chính trị của
chế độ cộng sản VN. Mạng lưới điệp viên này nằm ở các vị trí then chốt và quan
trọng để có thể mua chuộc và tác động đến các ủy viên TƯ khác.
Nguyễn Phú Trọng muốn được Trung
Quốc ủng hộ thì phải tỏ ra trung thành tuyệt đối với Trung Quốc. Phú Trọng
không bao giờ dám lên tiếng phê phán, chỉ trích Trung Quốc khi TQ có những hành
khiêu khích, gây hấn, xâm phạm chủ quyền của VN trên khu vực Biển Đông. Phú Trọng
luôn dành những lời hoa mỹ và tốt đẹp nhất cho quan hệ 2 nước cũng như dành
riêng cho TQ.
Đồng thời Nguyễn Phú Trọng cũng
thực hiện những âm ưu đẩy Nguyễn Tấn Dũng vào những sai lầm trong việc Tấn Dũng
lên tiếng trực tiếp phê phán và chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Tiêu
biểu là câu phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại Manila, Philippines. Dũng nói: “không
đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy hòa bình và tình hữu nghị viển vông”Điều
này làm cho Trung Quốc tức giận với Tấn Dũng.
Đồng thời Nguyễn Phú Trọng cũng
tung tin rằng Tấn Dũng thân Mỹ và nếu Tấn Dũng ngồi vào ghế TBT tại Đại hội XII
thì Tấn Dũng sẽ xoay trục theo Mỹ. Điều này làm cho Trung Quốc không muốn Tấn
Dũng còn có ghế quyền lực trong chế độ CSVN.
Trong khi đó Tấn Dũng chủ quan và
tin tưởng vào đám đàn em trong Ban chấp hành TƯ cũng như Đoàn đại biểu các tỉnh
thành về dự Đại hội XII sẽ giúp Dũng lật ngược thế cờ, đánh bại Phú Trọng để
dành lại quyền lực.
Nhưng Tấn Dũng không biết được rằng
mạng lưới điệp viên của Cục tình báo Hoa Nam đã phủ sóng khắp các tỉnh, thành
và với tiềm lực tài chính khổng lồ thì chúng có thể mua bán và điều khiển được
mọi thứ trong hệ thống chính trị CSVN. Đồng thời những quan chức CSVN mà không
ưa Trung Quốc thì Cục tình báo Hoa nam có thừa khả năng loại bỏ ra khỏi hệ thống
chính trị CSVN.
Và như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã
phối hợp với Hoa nam tình báo để loại bỏ thành công Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội
XII.
Bởi vậy, Nguyễn Phú Trọng phải đội
ơn Trung Cộng và Cơ quan tình báo Hoa Nam của họ. Cho dù Trung Quốc có làm gì,
hay thậm chi chiếm trọn biển Đông thì Phú Trọng cũng không bao giờ dám lên tiếng
chỉ trích, phê phán TQ. Các từ biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa không tồn tại
trong bộ nhớ của Nguyễn Phú Trọng.
Và trên thực tế, trong những năm
qua và trong cả sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ dám mở miệng
nói về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa chứ chưa nói gì đến việc phê phán Trung
Quốc.
Hệ thống chính trị của CSVN là tứ
trụ, không phải tam trụ như Trung Quốc. Qua các đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm
giữa hai đảng CSVN và CSTQ, phía Trung Quốc nhiều lần bằng các hình thức khác
nhau cố gắng thuyết phục CSVN chuyển từ tứ trụ sang tam trụ. Bởi Trung Quốc biết
rõ việc điều khiển và mua chuộc 3 phe thì dễ hơn và đỡ tốn kém hơn là có 4 phe,
4 ghế của lãnh đạo CSVN.
Trung Quốc và Cục tình báo Hoa
Nam biết và hiểu rõ sự ngu trung tuyệt đối của Nguyễn Phú Trọng đối Bắc triều.
Nên Cục tình báo Hoa Nam phải ra tay để giúp cho Nguyễn Phú Trọng thâu tóm cả
hai ghế.
Đương nhiên Chủ tịch nước Trần Đại
Quang phải trở thành nạn nhân của họ. Vừa lên CTN chưa được bao lâu, ngồi chưa
nóng ghế, Trần Đại Quang đã nhiễm phải 1 loại virus lạ. Sau ít tháng chạy chữa,
nhưng Trần Đại Quang không qua khỏi và đã chết một cách tức tưởi.
Cơ hội ngàn năm có một, các điệp
viên của Cục tình báo Hoa Nam đã tác động để hầu hết các ủy viên TƯ đồng ý cho
Nguyễn Phú Trọng ngồi vào 2 ghế TBT và CTN. Nguyễn Phú Trọng sau nhiều năm bị
Nguyễn Tấn Dũng trà đạp, khinh bỉ thì nay Nguyễn Phú Trọng đã được thỏa mãn cơn
khát quyền lực.
Có được quyền lực tuyệt đối trong
tay, Nguyễn Phú Trọng nham hiểm và thủ đoạn nhân danh cuộc chiến chống tham
nhũng với chiến dịch “đốt lò” đã và đang thẳng tay tiêu diệt các đối thủ chính
trị trong đảng, tàn dư của phe Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi Nguyễn Phú Trọng vẫn
bảo kê cho phe nhóm của mình được hạ cánh an toàn như những con sâu bự Võ Kim Cự,
Vũ Huy Hoàng, Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Hồ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Kim Tiến,...
Đồng thời, Nguyễn Phú Trọng còn
ra lệnh cho Tô lâm đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ trong nước. Trong nhiệm
kỳ 2 của Phú Trọng đã có trên 120 người hoạt động nhân quyền, dân chủ, môi trường
bị bắt và cầm tù trong đó có nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng đã chịu mức
án lên tới 20 năm tù giam. Có thể nói đây là thời kỳ đàn áp khốc liệt nhất của
chế độ CS đối với những tiếng nói đối lập ôn hòa tại VN.
Tất cả những gì mà Nguyễn Phú Trọng
đã và đang làm chỉ giúp cho y củng cố ngai vàng quyền lực của y và cho đàn em của
y. Làm hài lòng đám quan thầy cộng sản Bắc Kinh. Đẩy VN ngày càng phụ thuộc và
bị khống chế bởi Trung Quốc.
Tôi có thể ví bộ mặt và bản chất
tội ác của Nguyễn Phú Trọng như thế này:
“Da mặt của Nguyễn Phú Trọng dày
tới mức đem làm thớt dùng trăm năm không hỏng; trái tim đen tối của Phú Trọng
đem làm mực để viết lên tội ác của y thì nghìn năm không phai.”
“Nước sông Hồng Hà và Cửu Long vẫn
chảy, nhưng không đủ nước để gột rửa tội ác của Nguyễn Phú Trọng và chế độ cộng
sản VN.”
No comments: