Nguyễn Xuân Phúc sẽ trảm Tô Lâm nếu mất EVFTA do bắt Phạm Chí Dũng? - Ls Nguyễn Văn Đài

728x90 AdSpace

Saturday, 30 November 2019

Nguyễn Xuân Phúc sẽ trảm Tô Lâm nếu mất EVFTA do bắt Phạm Chí Dũng?




Tại sao Nguyễn Xuân Phúc lại cần EVFTA tức hiệp định tự do thương mại song phương EU và Việt Nam?

Trước hết chúng ta hãy xem EVFTA quan trọng như thế nào đối với VN và đóng góp cho tăng trưởng của Vn như thế nào?
Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam- EU không chỉ mang lại cho Việt Nam các cơ hội kinh tế để tăng trưởng xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư với EU mà còn giúp củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam với toàn bộ khối EU, cũng như giữa Việt Nam với từng quốc gia thành viên EU nói riêng.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ nhì của EU trong toàn khối ASEAN, chỉ sau Singapore, với kim ngạch hàng hóa 49,3 tỷ Euro và kim ngạch dịch vụ trong khoảng 3 tỷ Euro.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).
Qua các số liệu phân tích trên cho thấy EVFTA vô cùng quan trọng cho nền kinh tế VN và kéo dài sự tồn tại của chế độ CS.
Và thứ hai là EVFTA rất quan trọng với Nguyễn Xuân Phúc. Phúc muốn giữ lại ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa hay leo lên ghế Tổng bí thư, Chủ tịch nước thì cần phải có EVFTA để giúp cho thành tích của Phúc.
Nhưng việc Tô Lâm ra lệnh bắt nhà báo Phạm Chí Dũng chắc chắn làm cho Nghị viện Châu Âu tức giận và EVFTA đối diện với nguy cơ không được Nghị viện Âu châu xem xét thông qua.
Tại sao Tô Lâm lại ra lệnh ra bắt nhà báo Phạm Chí Dũng?
Nếu những ai thường xuyên theo dõi các bài viết của nhà báo Phạm Chí Dũng trên trang blog của ông ở VOA tiếng Việt thì những bài viết phân tích sắc xảo những vấn đề nổi cộn của nền kinh tế cũng như tình hình nội bộ của chế độ cộng sản. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến ông Phạm Chí Dũng bị bắt.
Việc bắt ông Phạm Chí Dũng nhằm mục đích giảm các tiếng nói chỉ trích vào chế độ cộng sản trước khi diễn ra đại hội đảng CS các cấp vào đầu năm 2020. Đồng thời cũng nhằm răn đe các tiếng nói đối lập khác.
Nguyên nhân thứ hai còn có thể do âm ưu phá hoại của Cục tình báo Hoa Nam của Trung Quốc. Tôi sẽ có bài phân tích về hoạt động của tình báo Hoa Nam trong một bài bình luận khác.
Nhưng trong trường hợp này thì tình báo Hoa Nam muốn phá hỏng việc Nghị viện Âu châu thông qua EVFTA cho Việt Nam trong đầu năm 2020. Bởi Hoa Nam tình báo biết rõ việc nhà báo Phạm Chí Dũng có mối quan hệ rất tốt và gần gũi với EU. Vậy nên thông qua mạng lưới điệp viên của mình trong Cơ quan an ninh cộng sản VN, Hoa Nam tình báo đã tác động dẫn đến việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng.
Mục đích của Trung Quốc từ xa xưa là không bao giờ muốn VN phát triển và thịnh vượng, họ cũng không muốn VN có quan hệ tốt với các nước dân chủ văn minh để họ dễ dàng kiểm soát một nước VN trong nghèo đói, lạc hậu. Không muốn để VN thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tôi phân tích xem việc bắt hay không bắt nhà báo Phạm Chí Dũng có lợi hại như thế nào?
Thứ nhất việc bắt nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ dập tắt được một tiếng nói đối lập mạnh mẽ, thẳng thắn, sắc xảo ở trong nước. Đây là cái lợi rất nhỏ duy nhất mà Tô Lâm đạt được.
Thứ hai là cái hại do bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng thì nhiều hơn.
Mục đích răn đe những tiếng nói đối lập ở trong nước không đạt được. Bởi sự bức xúc và căm phẫn  của Nhân dân với đảng và chế độ CS đã vượt qua sự sợ hãi. Các tiếng nói đối lập không hề giảm sút sau vụ bắt nhà báo Phạm Chí Dũng.
Cái hại tiếp theo là chế độ cộng sản Việt Nam bị các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước chỉ trích. Thành tích vi phạm nhân quyền của cộng sản VN ngày càng tệ hại.
Cái hại lớn nhất có lẽ là nguy cơ không được Nghị viên Âu châu thông qua EVFTA vào đầu năm 2020.
Phản ứng của các Nghị sĩ Âu châu:
Bà Jude Kirton-Darling nhắc đến ông Phạm Chí Dũng như là một nhân tố đã hoạt động rất tích cực cho Hiệp định EVFTA. Bà cũng đã đề cập đến lá thư kiến nghị mà gần đây ông Dũng đã tới Chủ tịch Quốc hội châu Âu Sassoli cũng như các Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc hội châu Âu, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc hội châu Âu, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội châu Âu, Chủ tịch Ủy ban Phát triển Quốc hội châu Âu, trong đó ông Phạm Chí Dũng nêu ra mối quan ngại về việc ký kết thỏa thuận này.
Vụ bắt giữ của ông Phạm Chí Dũng gửi một tín hiệu rất đáng báo động trong khi Nghị viện châu Âu hiện đang xem xét kỹ lưỡng các thỏa thuận với Việt Nam.
Bà Kirton-Darling cũng đã yêu cầu Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Vũ Anh Quang sớm làm rõ về tình hình của ông Phạm Chí Dũng.
Bà Saskia Bricmont cũng đã thẳng thừng yêu cầu EU tạo áp lực lên Chính phủ Việt Nam để trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như tạm ngừng phê chuẩn Hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á này cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện. Bà cho biết “việc bắt giữ ông Dũng làm cho tôi rất sốc”.
Trên Facebook của bà, bà Saskia Bricmont nhắc đến mối quan ngại của ông Phạm Chí Dũng về thái độ khá thoải mái của phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Hà Nội trong vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam và lời kêu gọi được giúp đỡ của khối EU phải chăng là vấp phải cánh cửa đóng kín.
Trong khi đó các Nhóm vận động Nhân quyền cho Việt Nam ở hải ngoại đang nỗ lực vận động các Dân biểu của Nghị viện Âu châu.
Ngày 26 tháng 11 năm 2019, Nhóm vận động Nhân quyền cho Việt Nam và NO-EVFTA gồm ông Nguyễn Thế Bảo, đại diện cho Hội người Việt tị nạn cộng sản vùng Nurnberg; bà Hoàng Thị Mỹ Lâm, đại diện cho Liên hội Người Việt tị nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội AEDC và ông Đinh Văn Thiệu thành viên Nhóm NO-EVFTA tại Đức đã có cuộc gặp với các Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức và Tổ chức Phóng Viên Không Bên Giới (RSF) tại thủ đô Berlin để vận động cho nhân quyền VN và trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chử ký.
Đầu tiên, Nhóm vận động có cuộc gặp với Dân biểu Gabriela Heinrich thuộc Đảng SPD, sau đó là cuộc gặp với Dân biểu Margarete Bause thuộc Đảng Xanh.
Cả hai vị Dân biểu này đều không ủng hộ thông qua EVFTA nếu cộng sản VN không cải thiện nhân quyền.
Ngày 10 tháng 12 tới đây sẽ có cuộc biểu tình lớn của cộng đồng người Việt tại các nước Âu châu ở Brussel, Bỉ trước Tòa nhà Quốc hội Âu châu. Cùng lúc đó một phái đoàn hùng hậu sẽ vào bên trong để vận động các Nghị sĩ của Nghị viện Âu châu không thông qua EVFTA trong năm 2020 và 2021.
Trước áp lực quốc tế lớn như vậy, liệu nhà cầm quyền có dám bỏ qua lợi ích kinh tế và tài chính vốn rất đang cần thiết để nuôi bộ máy chính quyền lúc này hay không?
Liệu rằng mất EVFTA trong năm 2020, Tô Lâm sẽ phải đối diện với sự trừng phạt của Nguyễn Xuân Phúc do sai lầm trong việc ra lệnh bắt nhà báo Phạm Chí Dũng?

Nguyễn Xuân Phúc sẽ trảm Tô Lâm nếu mất EVFTA do bắt Phạm Chí Dũng? Reviewed by Nguyen Van Dai on November 30, 2019 Rating: 5 Tại sao Nguyễn Xuân Phúc lại cần EVFTA tức hiệp định tự do thương mại song phương EU và Việt Nam?

No comments:

Vì sao các quan chức cộng sản tài thì ít, tật thì nhiều?