Trước đó, ngày 31 tháng 8 năm 2019, Cơ quan
cảnh sát điều tra Bộ công an đã ra bản Kết luận điều tra số 73/C03-P14 gửi Viện
kiểm sát Tối cao đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ án Tổng
công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần
Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)..
Kết luận điều tra có nội dung đáng chú ý là
đề nghị áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt" đối với bị can Phạm
Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu,
viết tắt là AVG.
Lý do đề nghị áp dụng chính sách hình sự
đặc biệt là do bị can đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ vụ án.
Bị can cũng chủ động hủy bỏ hợp đồng chuyển
nhượng, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận gần 8.900 tỉ đồng, góp phần
làm giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước.
Luật sư Ngô Ngọc Trai là người theo dõi vụ án này và cho
rằng việc làm của ông Phạm Nhật Vũ và cơ quan điều
tra trong vụ án này là một thỏa thuận nhận tội.
“Doanh nhân Phạm Nhật Vũ đã
thực hiện một loạt việc làm, như thành khẩn khai báo, hủy bỏ hợp đồng, hoàn trả
lại tiền, và do vậy, đối ứng lại, cơ quan điều tra đã đề nghị chính sách hình
sự đặc biệt để giảm án.”
Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa có qui định về thỏa thuận nhận tội
hay “chính sách hình sự đặc biệt”. Và các cán bộ, công chức, viên chức chỉ được
phép làm những gì pháp luật cho phép.
Điều này có nghĩa là các điều tra viên và cơ quan cảnh
sát điều tra Bộ Công an đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi làm những điều mà
pháp luật chưa cho phép.
Tức là việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đưa đề
nghị “chính sách hình sự đặc biệt” và trong bản kết luận điều tra của vụ án
AVG-MobiFone là vi phạm pháp luật.
Bởi vậy việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt" đối
với bị can Phạm Nhật Vũ là vô giá trị.
Theo quan điểm của tôi thì bị can Phạm Nhật Vũ không được
áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt”, mà còn phải áp dụng thêm các tình tiết
tăng nặng.
Tại sao như vậy?
Thứ nhất là “chính sách hình sự đặc biệt”
chưa được qui định trong luật.
Thứ hai, bị can Phạm Nhật Vũ, với vai trò là
Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG là đại diện giao dịch bán 95% cổ phần AVG, vì
mong muốn bán được cổ phần AVG nên đã đề nghị các bị can: Nguyễn Bắc Son,
Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà là những người có chức vụ, quyền hạn
để dự án sớm hoàn thành. Sau khi hoàn thành việc ký hợp đồng, thanh toán tiền,
Phạm Nhật Vũ đã đưa tiền cho 4 cá nhân trên. Trong đó cựu Bộ trưởng
Nguyễn Bắc Son nhận nhiều nhất với số tiền 3 triệu đô la Mỹ.
Bị can Phạm Nhật Vũ trên cương vị Chủ tịch của
AVG, Vũ hiểu rõ về thực trạng kinh doanh của AVG và giá thực của nó.
Công ty AVG đang trong tình trạng làm ăn thua
lỗ và giá trị thực của AVG chỉ khoảng 2000 tỷ đồng.
Nhưng bị can Phạm Nhật Vũ đã dùng tiền và ảnh
hưởng của mình để mua chuộc, dụ dỗ các quan chức Bộ Thông tin Truyền thông và
công ty MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG với giá gấp 4 lần giá trị thực tế,
làm thất thoát ngân sách tới 6500 tỷ đồng.
Trong vụ án này bị can Phạm Nhật Vũ phải là
người đóng vai trò chủ mưu trong lôi kéo, dụ dỗ, dàn xếp,...
Hành vi của bị can Phạm Nhật Vũ là cực kỳ
nghiêm trọng là làm tha hóa rất nhiều quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông
và công ty MobiFone. Chưa kể đến Bộ trưởng công an Tô Lâm cũng là thủ phạm có
vai trò quan trọng và tích cực trong vụ đại án tham nhũng này. Nhưng do sự phục
vụ và trung thành với Nguyễn Phú Trọng mà
được Trọng che chở nên Tô Lâm thoát nạn.
Trong chế độ cộng sản Việt Nam, việc các
doanh nhân dùng tiền mua chuộc và làm tha hóa hàng ngũ quan chức cộng sản các cấp
để mưu lợi cho bản thân diễn rất phổ biến và trở thành bản chất của chế độ cộng
sản.
Vụ án AVG với bị can Phạm Nhật Vũ bị phanh
phui và đưa ra xét xử chỉ là một vụ hiếm hoi. Còn hàng ngàn, hàng chục ngàn các
vụ khác chưa bị phát hiện và điều tra.
Bởi vậy cần phải xử nghiêm bị can Phạm Nhật
Vũ để răn đe những doanh nhân khác đang làm tha hóa hàng ngũ quan chức, chiếm
đoạt tài sản của Nhân dân và làm hủ bại xã hội.
No comments: