Tân Đại tướng Tô Lâm tiếp tục phạm tội bắt cóc? - Ls Nguyễn Văn Đài

728x90 AdSpace

Sunday 3 February 2019

Tân Đại tướng Tô Lâm tiếp tục phạm tội bắt cóc?



Thông tin đầu tiên về nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bị mất tích do trang mạng tiếng Anh  thevietnamese.org đưa tin. Sau đó cộng đồng mạng loan tải tin tức này.

Thứ Sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2019, cựu tù nhân chính trị Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối tại văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Bangkok, Thái Lan.
Ông Nhất đã tới đó để xin tị nạn chính trị sau khi rời Việt Nam vào đầu tháng.
Theo gia đình và bạn bè của anh ấy, không ai biết tin tức gì từ anh ấy kể từ thứ bảy tuần trước và họ không thể liên lạc với anh ấy.
Ông Nhất đã ở Thái Lan khoảng 21 ngày, gia đình cho biết.
Gia đình đã xác nhận rằng Nhất không bị giam giữ bởi Trung Tâm Giam Giữ Người Nhập Cư Thái Lan (IDC). Họ cũng tiết lộ thông tin chính quyền Thái Lan không bắt giữ ông Nhất.
Số điện thoại của Trương Duy Nhất ở Thái Lan không bị tắt, nhưng không ai trả lời các cuộc gọi. Vợ và con gái đang rất lo lắng cho sự an toàn của anh.

 Theo các nguồn tin từ Bangkok, Thái Lan nhưng chưa được kiểm chứng cho biết: Sau khi tới văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Bangkok để xin tị nạn chính trị, thì vào lúc 6 giờ chiều giờ Bangkok ngày 26 tháng 1 năm 2019, ông Trương Duy Nhất đã bị một nhóm người bắt đi.
Nếu đây là thông tin xác thực thì khả năng là ông Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc.
Vậy ai đã ra lệnh bắt cóc ông Trương Duy Nhất và vì sao?
Theo bản tin của RFA tối ngày 1.2.2019 nói rằng có những tin đồn về việc ông Trương Duy Nhất nắm giữ nhiều bí mật của ngành công an trong vụ án liên quan đến Vũ Nhôm.
Ngoài ra trong thời gian từ sau khi ông Nhất ra tù năm 2015 thì ông tiếp tục sử dụng mạng xã hội để bày tỏ các quan điểm chính trị rất mạnh mẽ theo cách nhìn riêng của ông.
Ông Nhất đã đăng ký thủ tục xin tị nạn chính trị với Cao uỷ tị nạn LHQ, đồng thời nhà chức trách Thái Lan phủ nhận việc bắt giam ông Trương Duy Nhất. Như vậy, có lẽ tân Đại tướng Tô Lâm lại phạm tội ác quốc tế khi ra lệnh cho thuộc hạ bắt cóc ông Nhất tại Bangkok, Thái Lan.
Các cụ ta xưa có câu “đánh chết cái nết không chừa”.
Tô Lâm với bản chất lưu manh có di truyền đã luôn bất chấp mọi thủ đoạn, sẵn sàng chà đạp lên luật pháp trong nước cũng như quốc tế để thực hiện mục đích của mình.
Trong buổi lễ phong quân hàm đại tướng cho Tô Lâm, Tổng Chủ Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận những công lao, thành tích của Tô Lâm, trong đó có lẽ thành tích các vụ bắt cóc quốc tế của Tô Lâm đứng hàng đầu.
Sau đây là những thông tin về ông Trương Duy Nhất.

Ông Trương Duy Nhất sinh ngày 31 tháng 1 năm 1964 tại Hà Nội, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: số 25 Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, tp.Đà Nẵng;
Ông Nhất là một nhà báo, một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông đã bị kết án 2 năm tù vì vi phạm điều 258 BLHS từ năm 2013 tới năm 2015 do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi.
Ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày ông Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Ngày 4/3/2014, Tòa án thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. ]Theo theo cáo trạng, ông Nhất bị kết tội do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông trong đó ông đã "chấm điểm Thủ tướng" và yêu cầu "Tổng bí thư phải ra đi". Cáo trạng được đưa ra tại phiên xử ông Nhất cho rằng các bài viết này của ông "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
Tại phiên tòa, ông Trương Duy Nhất cho rằng ông "chỉ chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm".
Lời nói cuối cùng của ông Trương Duy Nhất, trước khi toà tuyên án: "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang!

Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26 tháng 6 năm 2014 Tòa án tối cao tại Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức án sơ thẩm Trong phiên tòa này, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất đề nghị phân tích từng bài trong 11 bài viết của ông Nhất xem chúng có “xâm phạm lợi ích của nhà nước,” có vi phạm quy định nào của pháp luật hay không nhưng tòa không chấp nhận. Phần bào chữa của luật sư đã bị ngăn cản. Ông Nhất đã chỉ trích ngay tại toà rằng đây là một phiên toà "bịt miệng bị cáo", khi không cho ông phát biểu tranh tụng, thậm chí không cho ông nói lời sau cùng trước khi toà nghị án.
Năm 2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới, có trụ sở tại Pháp, vinh danh nhà báo Trương Duy Nhất là một trong 100 «anh hùng thông tin» của thế giới
Ngày 26 tháng 5 năm 2015, ông Trương Duy Nhất được ra tù sau 2 năm thi hành án
Và ông tiếp tục sử dụng blog và mạng xã hội để bài tỏ quan điểm chính trị theo cách nhìn riêng của mình.

Tân Đại tướng Tô Lâm tiếp tục phạm tội bắt cóc? Reviewed by Nguyen Van Dai on February 03, 2019 Rating: 5 Thông tin đầu tiên về nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bị mất tích do trang mạng tiếng Anh   thevietnamese.org đưa tin. Sau đó ...

No comments:

Vì sao các quan chức cộng sản tài thì ít, tật thì nhiều?