Hãy học tập cách người khôn ngoan đối phó với những kẻ xấu tính - Ls Nguyễn Văn Đài

728x90 AdSpace

Thursday, 20 December 2018

Hãy học tập cách người khôn ngoan đối phó với những kẻ xấu tính

Những người xấu tính không chỉ phá hoại và cản trở cuộc sống của bạn, mà đôi khi còn kéo bạn xuống và biến bạn thành người như họ.


Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo. Không phải tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp, không phải tất cả mọi người đều tử tế và hào phóng. Ai trong đời cũng đôi lần gặp phải những người ích kỷ, nói dối, chèn ép người khác, nói xấu sau lưng, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn và những người xung quanh.

Theo giáo sư Robert Sutton thuộc Đại học Stanford, chúng ta không thể nào xây dựng được một nhóm những người tất cả đều là người tốt đến tham dự bữa tiệc của mình. Tuy nhiên, bạn có thể học theo cách người khôn ngoan đối phó với những kẻ xấu tính.
1. Chấp nhận rằng mình không thể thích tất cả mọi người
Đôi khi cuộc sống khiến chúng ta bị cuốn vào cái bẫy của việc nghĩ rằng mình phải là người tốt. Chúng ta nghĩ rằng mình “có nhiệm vụ” thích tất cả mọi người mà chúng ta gặp trong đời.
Sự thật, điều đó không thể xảy ra. Sẽ không tránh khỏi việc bạn gặp những người xấu tính làm bạn thay đổi suy nghĩ và thái độ. Những người khôn ngoan hiểu được điều này. Và họ cũng hiểu rằng xung đột hoặc bất đồng là kết quả của sự khác biệt về giá trị.
Người mà bạn không thích không hẳn là người xấu. Lý do là vì bạn và họ có những giá trị khác nhau, và khác biệt tạo nên sự phán xét. Một khi bạn chấp nhận được rằng mình không thể thích tất cả mọi người vì sự khác biệt về giá trị, bạn sẽ biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình.
2. Không bỏ qua những người mà họ không thích
Chắc chắn bạn cũng có đôi lần hổ thẹn hoặc khó chịu trước những lời chỉ trích về mình. Tuy nhiên, những người khôn ngoan không vì thế mà tức giận, họ cũng không bỏ qua những lời chỉ trích đó.
Xung quanh bạn cần có những người có quan điểm khác nhau và không ngại tranh cãi. Họ là những người ngăn cản bạn hoặc tổ chức làm những việc sai lầm. Chính những người thách thức hoặc kích động chúng ta lại là những người thúc đẩy chúng ta phát triển hơn. Hãy nhớ rằng, cho dù bạn không hoàn hảo, nhưng mọi người vẫn chịu đựng bạn.
3. Biết cách điều chỉnh kỳ vọng của mình
Chúng ta hay mong đợi người khác hành động giống như mình, nói những điều giống như mình trong một tình huống nhất định. Tuy nhiên, điều đó là không thực tế. Tiến sĩ Alan A. Cavaiola, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Monmouth, New Jersey, nói: “Mỗi người đều có những đặc điểm tính cách ăn sâu trong con người. Mong muốn người khác làm giống mình là tự đặt lên mình sự thất vọng”.
Do đó, hãy điều chỉnh kỳ vọng của mình một cách hợp lý. Bằng cách này, bạn sẽ không còn cảm thấy ngạc nhiên và thất vọng khi ai đó không theo ý mình.
4. Đối xử với người mình không thích bằng thái độ lịch sự
Bất kể cảm xúc của bạn dành cho ai, họ cũng sẽ phản ánh lại thái độ và hành vi của bạn. Nếu bạn đối xử thô lỗ với họ, họ cũng có thể tỏ thái độ thô lỗ lại với bạn. Do đó, hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Ben Dattner, nhà tâm lý học và là nhà sáng lập trò chơi The Blame Game, nói: “Tạo dựng một bộ mặt ngoại giao là rất quan trọng. Bạn cần có sự chuyên nghiệp và thái độ tích cực”. Bằng cách này, bạn sẽ không bao giờ bị những kẻ xấu tính lôi kéo.
5. Tập trung vào chính mình thay vì quan tâm tới kẻ xấu tính
Chẳng có vấn đề gì khi bạn cố gắng nhưng không thể thay đổi ai đó. Điều quan trọng là bạn phải học cách xử lý sự thất vọng của mình khi đối mặt với những kẻ xấu tính. Thay vì suy nghĩ về họ, hãy tập trung vào bản thân và lý do tại sao bạn phản ứng như vậy. Đôi khi, lý do chúng ta không thích điều gì ở người khác chính là vì ko thích điều đó ở chính chúng ta.
Hãy nhớ rằng, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân dễ hơn yêu cầu người khác thay đổi.
6. Biết cách nói lên nhu cầu riêng
Nếu một người liên tục công kích bạn, hãy bình tĩnh và cho họ biết rằng phong cách giao tiếp của họ là vấn đề với bạn. Đây chính là cách đối phó của người khôn ngona. Đừng buộc tội họ mà thay vào đó, hãy thử công thức: “Khi bạn… Tôi cảm thấy…” Ví dụ: “Khi bạn cắt ngang lời nói của tôi trong cuộc họp, tôi cảm thấy bạn không tôn trọng những đóng góp của tôi”. Sau đó, dành một chút thời gian chờ đợi phản ứng của họ.
7. Đặt ra khoảng cách
Nếu tất cả những giải pháp trên đều thất bại, người khôn ngoan sẽ đặt ra khoảng cách giữa mình với những kẻ xấu tính. Đó là khoảng cách cả về không gian lẫn cảm xúc. Đừng bận tâm đến những kẻ xấu, mà hãy dành thời gian nhiều hơn với những người đáng tin cậy.
Theo Trí thức trẻ/Lifehack
Hãy học tập cách người khôn ngoan đối phó với những kẻ xấu tính Reviewed by Nguyen Van Dai on December 20, 2018 Rating: 5 Những người xấu tính không chỉ phá hoại và cản trở cuộc sống của bạn, mà đôi khi còn kéo bạn xuống và biến bạn thành người như họ. C...

No comments:

Vì sao các quan chức cộng sản tài thì ít, tật thì nhiều?