Bảy loại người xấu giống như người tốt - Ls Nguyễn Văn Đài

728x90 AdSpace

Thursday, 20 December 2018

Bảy loại người xấu giống như người tốt

 Trên đời có rất nhiều người giả tượng, trên mỗi người có rất nhiều thứ giả giống như thật, trông như ưu điểm, thực ra lại là khuyết điểm trầm trọng. Kẻ dùng người không để những giả tượng mê hoặc, phải nhìn rõ bản chất mới phát hiện và dùng đúng người tốt, có tài thực sự. 


1.Kẻ hào hoa nhưng không thật thà. 
Loại người này mồm mép lanh lợi, rất giỏi ăn nói, thao thao bất tuyệt, khi tiếp xúc rất dễ gây ấn tượng tốt đối với người khác, dễ được mọi người coi là ngừơi có kiến thức phong phú lại giỏi biểu đạt. Nhưng chỉ là mớ lý luận, mồm mép, thường mê hoặc được những kiến thức kém, tri thức không phong phú mà thôi. 

Thời Tam Quốc, ở Thanh Châu phía Bắc có một người tên là Ẩn Phồn, chạy đến Đông Ngô, nói những lời vô cùng hoa mỹ với Tôn Quyền. Phân tích chính sự, ngôn từ đâu ra đấy, Tôn Quyền có chút động lòng trước cái tài hoa của ông ta, liền hỏi Hồ Tông cùng ngồi ở đó rằng: "Như thế nào"? Hồ Tông (vốn là một nhân tài nổi tiếng) trả lời: "Những lời ông ta nói đều có chút hài hước của Đông Phương Sóc, biện luận giảo hoạt, nhanh nhậy giống Di Hành, nhưng tài thì không bằng hai người này". Tôn Quyền hỏi tiếp: "Cho làm chức gì được?" Hồ Tông đáp: "Không thể trị dân, cho làm thử chức quan nhỏ".Nghĩ về chuyện Ẩn Phồn thao thao nói về hình pháp, Tôn Quyền cử ông ta đến nhận chức ở Bộ Hình. Tả tương quân Chu Cử và mọi người đều nói Ẩn Phồn có tài phò tá vua mà dùng vào việc nhỏ thì phí, xin cho chức to. Vì vậy, trước nhà Ẩn Phồn ngựa xe như nước, tân khách đông nghịt. Người đương thời thấy kỳ lạ, có người bảo Ẩn Phồn tốt, có người lại nói Ẩn Phồn xấu.Về sau, Ẩn Phồn làm loạn ở Đông Ngô, sự việc bại lộ, bỏ trốn, bị bắt về chu di tam tộc. Qua đây ta thấy, phân biệt người tốt và người xấu quả không dễ chút nào. 

2. Kẻ bề ngoài như bác học 
Loại người này ít nhiều có chút tài hoa, cũng có chút ít kiến thức về các mặt để nói chuyện và nói cũng có lý lẽ, tựa như một bác học đa tài. Nhưng nếu rộng mà không sâu, không tình thông thực sự, không thể lừa dối người khác. Kẻ bề ngoài phần lớn như bác học phần lớn là hồi trẻ đọc một số sách, thích bề rộng, nhưng là do chút thông minh nào đó, hoặc là không được giỏi chỉ bảo, hoặc là điều kiện học tập hạn chế, cuối cùng không bứt hẳn lên được, càng lan man, mà không chuyên sâu. Đến khi tuổi học tốt, nhớ nhanh qua đi, tuy có mong ước chuyên sâu, nhưng lực bất tòng tâm, kiến thức chỉ đến thế, chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Cho dù hoàn cảnh tốt đến máy, nhưng do ý chí kém, cũng không vươn lên được nữa. Loại người này là bi kịch của số mệnh, ta dễ thông cảm. Nhưng nếu tỏ ra là bác học để lừa dối người thì không đáng để bàn luận nữa. 

3. Kẻ không biết giả vờ biết 
Người không biết, không hiểu giả vờ biết, hiểu có không ít trong cuộc sống, nhất là sau tuổi thành niên, hoàn toàn là do sĩ diện, sợ người khác cười. Có một loại người không biết giả vờ biết rất đáng sợ, vì nó mà đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, công ty, đặc biệt là trong kỹ thuật lại càng nguy hiểm. Còn có một loại giả vờ hiểu biết để làm vừa lòng người nào đó. 

4. Kẻ khôn lỏi, ma lanh Loại người này có kinh nghiệm sống nhất định, biết giữ sự sáng suốt, giữ hình ảnh của bản thân như thế nào. Loại người này thường nói sau người khác và nói lại ý kiến, quan điểm của người trước. Nếu điều chỉnh được anh ta là một nghệ thuật, khiến người khác không biết anh ta là kẻ khôn lỏi, ngược lại làm người khác tưởng rằng anh ta là người có cách giải thích sâu sắc. Tuy vậy, loại người này cũng có cái khó của họ. Nếu không có lòng gian thì cũng không gây trở ngại cho việc lớn. 

5. Kẻ lảng tránh sự thực 
Loại người này ít nhiều có chút tài mọn, hiềm một nỗi không đủ, dùng cách nào đó ngồi vào một chỗ nào đó là được. Khi đối diện với thực tế có những thách thức, như phải nêu vấn đề tại chỗ, xử lý tại chỗ thì anh ta không đủ sức, liền tìm cách xử lý khéo léo đó là lảng tránh. Loại người này làm phó thì cũng không trở ngại lắm. Nhưng nếu không cẩn thận, thì thiệt hại cũng không bù đắp được. 

6. Loại chỉ quen bắt chước 
Loại người này bản thân không có quan điểm, tư tưởng độc đáo, nhưng giỏi hấp thu tinh hoa của người khác rồi vống lên là của mình. Người không tinh tường, sẽ cho anh ta là cao nhân, người tài giỏi. Nói hơi nặng một chút loại này là ăn cắp. Vì không phải chịu trách nhiệm pháp luật, nên họ cứ làm, mà không chút ngại ngùng. Loại người này chẳng có chút tài cán thực tế nào, nhưng khả năng bắt chước rất tốt, cũng có thể lợi dụng được. 

7. Kẻ cố chấp Loại người này không chịu thua người khác, dù có lý hay vô lý đều như nhau và ta rất dễ gặp trong cuộc sống. Có một cách tương đối tốt đối với loại người này là kính họ, nhường họ, không nên tranh luận. Nếu có việc liên quan trọng đại, tất phải thuyết phục, để thực hiện những chính sách đúng. Trước tiên ta phải phân tích xem anh ta thuộc loại người nào. Họ vốn thông minh, sáng suốt nhưng hay hồ đồ, thuyết lý, tranh cãi lấy được, kiên trì đến cùng. Đối với những kẻ ích kỷ quá, u mê không tỉnh táo thì dùng lý lẽ để thuyết phục. Đối với những kẻ ngoan cố, không thể dùng lời lẽ thuyết phục được, thì dùng quyền lực ép họ phải theo.
Bảy loại người xấu giống như người tốt Reviewed by Nguyen Van Dai on December 20, 2018 Rating: 5   Trên đời có rất nhiều người giả tượng, trên mỗi người có rất nhiều thứ giả giống như thật, trông như ưu điểm, thực ra lại là khuyết điểm ...

No comments:

Vì sao các quan chức cộng sản tài thì ít, tật thì nhiều?