Ngày 9 tháng
10 năm 2019, Viện KS Tối cao đã ra bản cáo trạng để truy tố ông Châu Văn Khảm
phạm tội khủng bố theo khoản 2 điều 113 Bộ luật hình sự.
Để làm rõ việc
ông Châu Văn Khảm phạm tội khủng bố hay không? Tôi sẽ phân tích dựa trên chính
điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 để quí vị thấy bản chất thực sự của của
vụ án.
Trước hết chúng ta hãy xem định nghĩa về “Tội khủng bố là gì? Và thế nào là
tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố?
Tội
khủng bố là gì?
Theo
điều 113, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, tự do thân thể con người; đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc hành
vi khác uy hiếp tinh thần người khác; thành lập, tham gia tổ chức khủng, bố, tổ
chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử
khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng lổ nhằm chống chính quyền
nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Thế
nào là tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố theo điều 113 Bộ luật hình sự
2015?
Tổ
chức khủng bố nói trong Điều 113 Bộ luật hình sự là tổ chức được lập ra với mục
đích là tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Tổ
chức tài trợ khủng bố nói trong điều luật là tổ chức có các hoạt động huy động,
hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố nói trên. Thành lập tổ chức khủng
bố, tổ chức tài trợ khủng bố là hành vi lập nên các tổ chức khủng bố, tổ chức
tài trợ khủng bố. Người thành lập tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố có
thể trực tiếp điều hành hoặc giao cho người khác điều hành hoạt động của các tổ
chức đã lập.
Tiếp
theo, đối chiếu với hai định nghĩa trên, chúng ta xem đảng Việt Tân có phải là
một tổ chức khủng bố không?
Cương
lĩnh của đảng Việt Tân:
“Chấm dứt độc tài là một cuộc đấu tranh để giành tự do cho mọi người dân, giải phóng
dân tộc khỏi ách cai trị độc tài, và xây dựng một chế độ dân chủ đích thực.
Đảng Việt Tân xác định kẻ thù của dân tộc Việt Nam là tập đoàn lãnh đạo đảng
Cộng sản Việt Nam. Thiểu số này đang là giai cấp duy nhất độc quyền phung phí
tài nguyên và kềm hãm sự phát triển của đất nước.
Đảng Việt Tân tiến hành phương thức đấu tranh
bất bạo động, dựa trên nền tảng lấy sức mạnh dân tộc làm chính để vận dụng toàn
dân, đồng thời kết hợp với việc tranh thủ những hợp tác quốc tế, để tạo áp lực
tối đa ở mọi mặt lên chế độ Hà Nội nhằm thay đổi nguyên trạng, tạo ra bối cảnh
sinh hoạt chính trị đa nguyên tại Việt Nam.”
Phân
tích:
Theo
định nghĩa về tội khủng bố, tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố để đối
chiếu với Cương lĩnh chính trị của đảng Việt Tân thì chúng ta thất rất rõ đảng
Việt Tân là một tổ chức chính trị giống như hàng trăm ngàn các đảng chính trị ở
các quốc gia trên thế giới. Đảng Việt Tân tiến hành phương thức đấu tranh chính
trị ôn hòa, bất bạo động. Đảng Việt Tân không sử dụng vũ trang, bạo lực trong
các hoạt động của mình.
Như
vậy đảng Việt Tân không phải là một tổ chức khủng bố, không phải là tổ chức tài
trợ khủng bố!
Vậy cộng đồng quốc tế có coi đảng Việt Tân và các thành viên của họ như thế
nào?
Đảng Việt Tân và các thành viên của họ có mặt và hoạt động công khai ở khắp
nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật, Thái Lan, Camphuchia, Pháp,
Đức, Anh, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Na Uy,...
Đảng Việt Tân là đối tác của nhiều tổ chức quốc tê hoạt động trong lĩnh vực
nhân quyền và tự do báo chí như: Reporters Sans Frontieres, Lawyers For
Lawyers, Article 19,...
Đảng Việt Tân có các cuộc gặp và làm việc hàng năm với chính phủ và quốc
hội của nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Hà
Lan, Đan Mạch, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy, Singapore, Philippines, Nhật Bản,...
Như vậy đối với chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế thì đảng Việt Tân
là một đảng chính trị và cũng có những hoạt động bảo vệ các quyền con người.
Các chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế coi đảng Việt Tân là đối tác trong
các hoạt động bảo vệ các quyền con người.
Các đảng viên của đảng Việt Tân tự do, công khai sinh sống và đi lại tới
tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các cộng sản như Trung quốc,
Cuba, Lào, cựu cộng sản Camphuchia mà không hề bị cáo buộc là khủng bố.
Căn
cứ nào mà cơ quan an ninh điều tra Bộ công an và Viện kiểm sát tối cao dùng để
cáo buộc ông Châu Văn Khảm phạm tội tham gia tổ chức khủng bố, tài trợ khủng
bố.
Theo Luật hình sự Việt Nam thì có 4 yếu tố cấu thành tội phạm, chỉ cần có 1
trong 4 yếu tố không thỏa mãn thì coi như không có tội phạm xảy ra: Chủ thể,
khách thể, hành vi khác quan và yếu tố chủ quan.
Tôi sẽ phân tích 2 yếu tố cơ bản là những hành vi khách quan và yếu tố chủ
quan của ông Châu Văn Khảm:
Những hoạt động hay hành vi khách quan của ông Châu Văn Khảm mà cơ quan an
ninh điều tra Bộ công an đã xác định trong bản kết luận điều tra:
“Năm 1982, ông Châu Văn Khảm cùng
gia đình vượt biên sang Malaysia, sau đó định cư tại Úc. Tháng 6 năm 2010, ông
Châu Văn Khảm tham gia tổ chức Việt Tân tại Úc. Từ năm 2014 đến 2015, ông Khảm
sử dụng Facebook “Khảm Châu” trên mạng xã hội giải đáp những câu hỏi liên quan
đến tổ chức Việt Tân trên trang Facebook Việt Tân; làm Chi bộ trưởng Chi bộ 1.
Từ năm 2016 đến nay, ông Khảm làm đại diện Đảng bộ Sydney, kiêm bí thư Đảng bộ
Úc châu của Việt Tân để tập hợp lực lượng cho Việt Tân tại Châu Đại Dương.”
“Ngày 11 tháng 1 năm 2019, ông Đỗ
Hoàng Điềm chỉ đạo ông Châu Văn Khảm, bí thư Đảng bộ Úc Châu của Việt Tân về
Việt Nam với nhiệm vụ khảo sát tuyến xâm nhập đường bộ dọc biên giới Camphuchia
– Việt Nam và kiểm tra tư cách, huấn luyện “đảng viên” mới ở Việt Nam. Sáng
ngày 12 tháng 1 năm 2019, ông Châu Văn Khảm đã huấn luyện cho Nguyễn Văn Viễn
phương thức hoạt động của Việt Tân, nhận định, đánh giá một số vấn đề quốc tế
và quan điểm của Việt Tân đối với Việt Nam và chính thức kết nạp ông Viễn vào
tổ chức Việt Tân. Sau đó ông Khảm đưa cho Viễn 400 đô la Mỹ của tổ chức Việt
Tân. Chiều cùng ngày thì cả hai ông bị an ninh Việt Nam bắt giữ.”
Như
vậy, tất cả các hành vi khách quan của ông Châu Văn Khảm mà cơ quan an ninh
điều tra đã xác định được đều là các hoạt động ôn hòa, bất bạo động. Những hành
vi khách quan này không thỏa mãn với các dấu hiệu khách quan của tội khủng bố
theo điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Yếu
tố chủ quan của ông Châu Văn Khảm.
Theo
qui định của điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam thì người bị coi là tham gia tổ
chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố phải thỏa mãn điều kiện về mặt chủ
quan:
“Người
tham gia tổ chức khủng bố, tài trợ khủng bố phải là người nhận thức rõ mục đích
hoạt động của tổ chức là khủng bố, tài trợ khủng bố mà vẫn chấp nhận là thành
viên và thực hiện các hoạt động cụ thể theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố, tổ
chức tài trợ khủng bố.”
Khi
tham gia đảng Việt Tân, các ông Châu Văn Khảm đã tìm hiểu về cương lĩnh và
đường lối đấu tranh của đảng Việt Tân. Ông Châu Văn Khảm đã nhận thức được Việt
Tân là một đảng chính trị, có phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Ông
Châu Văn Khảm đã được huấn luyện phương pháp và cách thức đấu tranh ôn hòa, bất
bạo động. Sau đó ông cũng huấn luyện lại cho các đảng viên mới như vậy. Ông
Châu Văn Khảm được ông Đỗ Hoàng Điềm chỉ đạo về Việt Nam để tìm hiểu và nắm
tình hình về tình trạng nhân quyền. Đó là hoạt động ôn hòa, bất bạo động.
Trong
suốt quá trình tham gia và hoạt động trong đảng Việt Tân từ tháng 6 năm 2010
cho đến khi bị bắt tháng 1 năm 2019, ông Châu Văn Khảm đã nhận thức và luôn
khẳng định đảng Việt Tân là một đảng chính trị. Và ông Khảm luôn hoạt động tuân
thủ cương lĩnh và đường lối đấu tranh của đảng Việt Tân là ôn hòa, bất bạo
động.
Kết
luận: Từ nhận thức(yếu tố chủ quan) cho tới hành động(yếu tố khách quan) của
ông Châu Văn Khảm về đảng Việt Tân là một tổ chức chính trị, có cương lĩnh đấu
tranh ôn hòa, bất bạo động.
Bởi
vậy 2 yếu tố hành vi khách quan và yếu tố chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành tội
danh khủng bố theo điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 đều không thỏa mãn.
Như
vậy, ông Châu Văn Khảm cùng với hai người khác trong vụ án là ông Nguyễn Văn
Viễn, ông Trần Văn Quyền không phạm tội tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài
trợ khủng bố theo cáo buộc của cơ quan an ninh Bộ công an và Viện kiểm sát tối
cáo theo khoản 2 điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015.
No comments: