(Nguồn
vnexpress)
Năm
2006, khu liên hiệp thể dục thể thao tám nghìn chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng,
sân quần vợt, bể bơi được khởi công xây dựng tại Đan Phượng. Ngày gắn biển công
trình, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện
"tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
theo hướng hiện đại".
Hai năm sau, Đan Phượng khởi công
nhà hát 117 tỷ đồng. Trên diện tích đất hơn mười nghìn mét vuông, nhà hát ba
tầng có sức chứa 700 người và 20 phòng chức năng.
Tổ hợp nhà thi đấu giờ mỗi năm tổ
chức vài trận bóng giao hữu giữa các đoàn thể địa phương. Phòng chức năng
chuyển thành nơi làm việc của lực lượng Cảnh sát giao thông và Phòng cháy chữa
cháy. Nhà hát thì trở thành nơi thi thoảng cho thiếu nhi thị trấn Phùng tập
hát.
Một
nghịch lý được hình ảnh hóa trên bản đồ huyện Đan Phượng. Năm xã, thị trấn có
nước nước sạch được VnExpress biểu thị bằng màu xanh lam, là
vùng bao quanh hai công trình văn hóa - thể thao trăm tỷ hiện chưa phục vụ ai.
Còn 11 xã không nước sạch được tô màu vàng, là nơi có một nhà máy nước sạch
trọng điểm đang "nằm trên giấy".
Trong một thập kỷ qua, những
huyện nông thôn của Hà Nội như Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm hay Chương Mỹ có
thêm nhiều khu đô thị, nhiều trung tâm mua sắm, nhà hát và sân vận động. Nhưng
những công trình cấp nước sạch dân sinh, vẫn là những lời hứa.
Hà Nội còn 2,7 triệu dân nông
thôn sống trong những "khoảng vàng" như thế. Thành phố đặt mục tiêu
100% người dân có nước sạch năm 2020.
Làm sao Nhân dân có thể tin vào
mục tiêu, lời hứa của nhà cầm quyền cộng sản. Khi chúng nói một đằng, làm một
nẻo. Lừa dối Nhân dân là bản chất của cộng sản.
Muốn có nước sạch thì không có
cộng sản.
No comments: