Thế giới này có thể là một nơi đầy rủi ro. Khi bạn cảm thấy dường như mọi người chỉ chực chờ lừa lọc và làm hại mình, mỗi ngày trôi qua đối với bạn sẽ chỉ là một ngày mệt mỏi. Tình hình sẽ càng tồi tệ hơn khi bạn biết rằng kẻ thù lớn nhất của bạn là chính bạn. Làm sao bạn có thể tóm lấy chứng hoang tưởng của mình và chế ngự nó? Làm sao bạn kiểm soát được cách nhìn nhận của mình về thế giới này?
Phần 1. Xem xét tình huống của bạn.
1 Phân biệt giữa hoang tưởng và lo âu. Lo âu không phải là hoang tưởng, nhưng hai chứng bệnh này có một số điểm tương đồng.[1] Người mắc chứng lo âu là người cực kỳ lo lắng. Họ có thể nghĩ “Bố mẹ mình sẽ chết trong tai nạn xe hơi”. Còn những người mắc chứng hoang tưởng có thể nghĩ: “Có ai đó đang nói xấu mình với những người khác, làm hại mình để làm mình đau khổ”.[2] Nếu cho rằng mình có thể mắc chứng lo âu, bạn nên thử đọc bài viết Đối phó với Chứng Lo âu của wikiHow.
Ở đây cũng có sự khác biệt giữa trạng thái lo âu về một sự kiện nhất định, chẳng hạn như căng thẳng trước một kỳ thi, và sự lo âu thường trực luôn dai dẳng bám theo bạn. Rối loạn lo âu là dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Nếu tình trạng lo âu của bạn có vẻ lan tỏa hoặc “liên tục” mà không chỉ xuất hiện quanh một sự kiện hoặc tình huống cụ thể nào, bạn nên đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu.[3]
Chứng lo âu thường gặp hơn nhiều so với chứng hoang tưởng. Độ tuổi trung bình khởi phát chứng rối loạn lo âu là 31, tuy bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Các triệu chứng của bệnh lo âu, hoặc GAD (rối loạn lo âu lan tỏa), thường bao gồm thiếu khả năng thư giãn, dễ giật mình và khó tập trung trong số rất nhiều triệu chứng thực thể khác. May mắn là chứng bệnh này có khả năng chữa khỏi khá cao.[4]
Phần 1. Xem xét tình huống của bạn.
1 Phân biệt giữa hoang tưởng và lo âu. Lo âu không phải là hoang tưởng, nhưng hai chứng bệnh này có một số điểm tương đồng.[1] Người mắc chứng lo âu là người cực kỳ lo lắng. Họ có thể nghĩ “Bố mẹ mình sẽ chết trong tai nạn xe hơi”. Còn những người mắc chứng hoang tưởng có thể nghĩ: “Có ai đó đang nói xấu mình với những người khác, làm hại mình để làm mình đau khổ”.[2] Nếu cho rằng mình có thể mắc chứng lo âu, bạn nên thử đọc bài viết Đối phó với Chứng Lo âu của wikiHow.
Ở đây cũng có sự khác biệt giữa trạng thái lo âu về một sự kiện nhất định, chẳng hạn như căng thẳng trước một kỳ thi, và sự lo âu thường trực luôn dai dẳng bám theo bạn. Rối loạn lo âu là dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Nếu tình trạng lo âu của bạn có vẻ lan tỏa hoặc “liên tục” mà không chỉ xuất hiện quanh một sự kiện hoặc tình huống cụ thể nào, bạn nên đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu.[3]
Chứng lo âu thường gặp hơn nhiều so với chứng hoang tưởng. Độ tuổi trung bình khởi phát chứng rối loạn lo âu là 31, tuy bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Các triệu chứng của bệnh lo âu, hoặc GAD (rối loạn lo âu lan tỏa), thường bao gồm thiếu khả năng thư giãn, dễ giật mình và khó tập trung trong số rất nhiều triệu chứng thực thể khác. May mắn là chứng bệnh này có khả năng chữa khỏi khá cao.[4]
- 2Hội ý. Nghe có vẻ khó tin, nhưng trạng thái hoang tưởng ở một mức độ nào đó lại là khá phổ biến.[5] Ai cũng đều có những bất an và chúng ta đều biết bối rối là như thế nào. Khoảng một phần ba dân số đều có những suy nghĩ hoang tưởng ở một thời điểm nào đó.[6] Trước khi vội vã kết luận rằng mình mắc chứng hoang tưởng, bạn hãy tập hợp khoảng 4-5 người bạn và hỏi họ rằng liệu cách suy diễn của bạn có hợp lý không, hoặc, vâng, có ảo tưởng không. Đây là một cách hay để xác định liệu bạn có thực sự bị hoang tưởng hay không.
- Có năm mức độ hoang tưởng. Phần đông chúng ta đều có những cảm giác yếu đuối chung chung và những ý nghĩ ngờ vực (“Mình có thể bị giết chết trong cái ngõ tối tăm này!” hoặc “Họ nói xấu đằng sau lưng mình, chắc là vậy rồi.”). Nhưng nếu bạn nảy ra ý nghĩ lo sợ ở mức độ nhẹ (“Họ giậm chân để chọc tức mình”), mức trung bình (“Điện thoại của mình bị theo dõi”), hoặc nghiêm trọng (“FBI đang ở trong ti vi theo dõi mình”), thì đó là một dấu hiệu bạn có thể mắc chứng hoang tưởng.[7]
- Quan sát xem các suy nghĩ như vậy tác động lên cuộc sống của bạn ra sao. Bạn có thể có ý nghĩ hoang tưởng bất chợt, nhưng nếu cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có lẽ bạn không mắc chứng bệnh này.
3 Xác định xem bạn có thực sự hoang tưởng hay chỉ đang lắng nghe trải nghiệm trước đây của mình. Đôi khi bạn bè và người thân của bạn quy chụp cho những suy nghĩ của bạn là “hoang tưởng” khi bạn nghi ngờ điều gì đó, nhưng việc nghi ngờ không phải lúc nào cũng là xấu. Đôi khi, các trải nghiệm trong cuộc sống đã khiến bạn nhìn một cách cư xử nào đó là sự nghi ngờ. Tâm lý nghi ngờ, chẳng hạn như nghĩ rằng ai đó có thể làm hại bạn, không nhất thiết là hoang tưởng. Có thể đó chỉ là bạn khó lòng tin tưởng người khác. Điều này đặc biệt thường xảy ra sau một biến cố sang chấn hoặc một trải nghiệm rất tiêu cực trong cuộc đời bạn.
- Ví dụ, bạn có thể nghi ngờ một đối tượng tình cảm mới có vẻ “tốt đến mức khó tin”. Nếu trái tim của bạn tan nát vì các mối quan hệ đã qua, có lẽ bạn sẽ chỉ nghe theo những gì mà các trải nghiệm trước đây đã dạy bạn.
- Trái lại, nếu bạn nghi ngờ đối tượng tình cảm mới của bạn là một sát thủ được cử đến để giết bạn, có lẽ bạn đã mắc chứng hoang tưởng.
- Một ví dụ khác, có thể bạn lưu ý đến điều gì đó có vẻ không “hợp lý” trong một tình huống hoặc một người nào đó đáng nghi ngờ. Những phản ứng này chưa chắc là hoang tưởng. Mặc dù nên xem xét kỹ, nhưng bạn không nhất thiết phải ngay lập tức nghi ngờ các phản ứng của mình.
- Đánh giá các phản ứng và sự nghi ngờ của bạn. Bạn có thể có những phản ứng tức thì như sợ hãi hoặc lo âu. Hãy bình tĩnh lại và cố gắng xác định xem những phản ứng đó bắt nguồn từ đâu. Liệu bạn có cơ sở nào, chẳng hạn như một trải nghiệm trong quá khứ, có thể khơi dậy những phản ứng đó không?[9]
- Kiểm tra sự thực. Không, việc này không có nghĩa là điều tra hoàn cảnh của bạn trai hay bạn gái mới của bạn. Hãy lấy một mảnh giấy và ngồi xuống ghi lại những gì đang xảy ra. Tình huống đó là gì, bạn cảm thấy thế nào về nó, những cảm giác đó mạnh đến mức nào, bạn tin vào điều gì ở tình huống đó, lòng tin đó có dựa trên sự thực nào không (hoặc ngược lại), và bạn có thể thay đổi lòng tin dựa trên những sự thực đó không.[10]
4
Xét xem bạn có dùng rượu, chất kích thích hoặc các chất khác không. Hoang tưởng là tác dụng phụ của việc lạm dụng chất kích thích. Rượu có thể gây ảo giác và hoang tưởng ở những người nghiện nặng.[11] Các chất kích thích, bao gồm caffeine, adderall, hoặc ritalin có thể gây hoang tưởng và rối loạn giấc ngủ. Sự kết hợp các chất kích thích và thuốc chống suy nhược hoặc các loại thuốc cảm cúm thông mũi không kê toa có thể làm tăng các tác dụng phụ này.[12]
- Các loại ma túy gây ảo giác như LSD, PCP (bụi thiên thần), và các loại thuốc làm thay đổi tâm trí có thể gây ảo giác, kích động và hoang tưởng.[13]
- Hầu hết các chất kích thích bất hợp pháp khác, bao gồm cocaine và ma túy đá, cũng có thể gây hoang tưởng. Có đến 84% người sử dụng cocaine mắc chứng hoang tưởng cảm ứng cocaine.[14] Ngay cả cần sa cũng có thể gây hoang tưởng ở một số người.[15][16]
- Hầu hết các loại thuốc kê toa sẽ không gây hoang tưởng nếu được sử dụng đúng theo toa bác sĩ. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson bằng cách kích thích sản sinh dopamine có thể gây ảo giác và hoang tưởng.[17] Nếu bạn đang uống thuốc theo toa và nghĩ rằng các loại thuốc đó gây ra chứng hoang tưởng cho bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm liệu pháp thay thế. Không ngưng thuốc mà không tham khảo trước với bác sĩ.
5
Suy xét về tình huống của bạn. Một biến cố sang chấn hoặc mất mát mới xảy ra có thể khiến người ta trở nên hoang tưởng. Nếu bạn vừa mất đi một người thân hoặc vừa trải qua một tình huống đặc biệt căng thẳng, có lẽ tâm trí bạn đang đối phó với những điều đó bằng sự hoang tưởng.
- Nếu chứng hoang tưởng của bạn dường như xuất phát từ một tình huống xảy ra khá gần (trong vòng 6 tháng trở lại), có lẽ đó không phải là chứng hoang tưởng kinh niên. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý. Nếu chứng hoang tưởng đó mới xảy ra thì bạn có thể đối phó dễ dàng hơn.
PHẦN 2: ĐỐI PHÓ VỚI SUY NGHĨ HOANG TƯỞNG
1
Bắt đầu hành trình ra soát những suy nghĩ và cảm giác của bạn. Ghi nhật ký sẽ giúp bạn hiểu điều gì có thể làm bạn có cảm giác hoang tưởng; đây cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress.[18] Nhật ký cũng giúp bạn xác định tác nhân kích thích, những con người, nơi chốn và tình huống có vẻ như khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn. Bắt đầu ghi nhật ký bằng cách chọn một nơi thoải mái và dành riêng khoảng 20 phút mỗi ngày để viết. Suy nghĩ về những tình huống mà bạn có cảm giác hoang tưởng. Ví dụ:[19]
- Khi nào bạn cảm thấy hoang tưởng nhất? Ban đêm? Buổi sáng sớm? Điều gì xảy ra vào thời gian đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?
- Bạn hoang tưởng khi ở bên những người nào? Có ai đó hoặc một nhóm người nào đó khiến bạn hoang tưởng hơn không? Tại sao bạn cho rằng những người đó khiến bạn hoang tưởng hơn bình thường?
- Bạn cảm thấy hoang tưởng nhất khi đang ở đâu? Có nơi nào đó khiến chứng hoang tưởng của bạn lên đến đỉnh điểm không? Điều gì ở nơi đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?
- Bạn trải qua cảm giác hoang tưởng trong tình huống nào? Có phải trong các tình huống xã hội? Có điều gì xảy ra trong môi trường quanh bạn không?
- Những ký ức nào đến trong đầu bạn khi bạn trải qua những cảm giác đó?
2
Đặt kế hoạch tránh hoặc bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó. Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, chẳng hạn như nơi làm việc hoặc trường học, nhưng việc nhận thức được những tác nhân gợi nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được.[20]
- Ví dụ như, nếu con đường từ nhà đến trường gợi lên sự hoang tưởng, bạn hãy chọn một con đường khác hoặc nhờ một người bạn đi cùng.
3
Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn. Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận về những con người và tình huống.[21] Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn hãy tự hỏi những câu sau đây:[22]
- Ý nghĩ đó là gì? Khi nào tôi có suy nghĩ đó? Có ai đã ở đó? Đó là khi nào? Điều gì đã xảy ra?
- Tôi đang suy nghĩ dựa trên sự thực hay dựa vào nhận thức? Tôi có thể nói gì?
- Tôi đang nhận định hoặc tin chắc vào điều gì trong suy nghĩ đó? Nhận định hoặc niềm tin của tôi có thực tế không? Tại sao có và tại sao không? Nếu ý nghĩ đó là thực tế thì nó có nghĩa là gì?
- Tôi cảm nhận điều đó bằng cách nào – bằng thể chất hay tinh thần?
- Tôi đã làm gì/đã có thể làm gì để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực?
4
Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng. Nếu không thể xua đi ý nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình.[24] Gọi cho một người bạn, đi dạo một vòng hoặc xem một bộ phim. Tìm cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.
- Sự xao lãng có thể giúp bạn tránh nghiền ngẫm, một kiểu suy nghĩ ám ảnh khi bạn nhai đi nhai lại về một sự việc như một cuộn băng ghi âm bị hỏng. Sự nghiền ngẫm có liên quan đến mức độ cao hơn của chứng lo âu và trầm cảm.[25]
- Tuy nhiên, để giải quyết những suy nghĩ đó thì chỉ riêng việc đánh lạc hướng là không đủ. Làm xao lãng là một kiểu trốn tránh, tức là bạn còn phải thực hiện các bước khác để xử lý chứng hoang tưởng của mình.
5
Tránh tự trừng phạt mình. Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì những suy nghĩ của mình, và điều đó khiến bạn khắt khe với chính mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu phương pháp này, hoặc “sự trừng phạt”, không đem lại hiệu quả trong việc đối phó với những suy nghĩ hoang tưởng.[26]
- Thay vì thế, bạn thử dùng cách đánh giá lại (kiểm tra quá trình suy nghĩ của bạn), dùng sự kiểm soát xã hội (tìm lời khuyên từ những người khác), hoặc dùng cách làm xao lãng như đã nói ở trên.
6
Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không. Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Nếu thường xuyên có những ý nghĩ hoang tưởng, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây:[27]
- Bạn có dự định hành động dựa trên những suy nghĩ độc hại tiềm ẩn không?
- Bạn có dự định làm hại bản thân bạn hoặc những người khác không?
- Bạn có suy nghĩ hoặc lập kế hoạch với mục đích làm hại ai đó không?
- Bạn có nghe thấy những tiếng nói xúi giục bạn làm hại bản thân hoặc người khác không?
- Những ý nghĩ và hành vi ám ảnh của bạn có ảnh hưởng đến gia đình và công việc của bạn không?
- Bạn có luôn hồi tưởng lại một trải nghiệm sang chấn nào đó không?
- Nếu trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn nên tìm chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.
PHẦN 3: HIỂU VỀ BỆNH HOANG TƯỞNG
1
Định nghĩa đúng về “hoang tưởng”. Nhiều người trong chúng ta dùng thuật ngữ "hoang tưởng" khá tùy tiện. Thực ra chứng hoang tưởng trong tâm lý học bao gồm những cảm giác hành hạ dai dẳng và cường điệu về tầm quan trọng của bản thân. Khác với sự nghi ngờ bình thường, chứng hoang tưởng không dựa trên cơ sở hợp lý nào.[28]Nhiều bệnh lý y khoa hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây hoang tưởng nhưng không phổ biến. Bạn không thể và không nên cố chẩn đoán cho mình. Nếu có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chỉ có chuyên gia y khoa mới có thể chẩn đoán được các bệnh lý tâm thần.
2
Tìm các triệu chứng đặc thù của chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD).Chứng PPD tác động lên 0,5% đến 2,5% dân số. Những người PPD có cảm giác nghi ngờ người khác đến mức gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày của chính họ, chẳng hạn như cực kỳ cô lập với xã hội. Các triệu chứng bao gồm:[30]
- Nghi ngờ người khác mà không dựa trên cơ sở nào, nhất là cho rằng mình có thể bị người đó làm hại, lợi dụng hoặc lừa gạt
- Nghi ngờ độ tin cậy của người khác, ngay cả đối với bạn bè và gia đình
- Khó tin tưởng hoặc khó làm việc chung với người khác
- Diễn giải những sự kiện hoặc những lời bình luận vô hại thành ẩn ý hoặc đe dọa
- Mang trong lòng sự ác cảm
- Xa lánh hoặc thù ghét xã hội
- Có các phản ứng giận dữ đột ngột
3
Quan sát các dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Người mắc chứng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng thường tin rằng có người đang truy hại họ hoặc những người thân của họ. Họ cũng có thể cho rằng mình vô cùng quan trọng (chứng hoang tưởng tự đại).[31] Chỉ có khoảng 1% dân số mắc chứng tâm thần phân liệt.[32] Các dấu hiệu thường gặp khác của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng gồm có:
- Cô lập hoặc xa lánh xã hội
- Nghi ngờ những người khác
- Có hành vi cảnh giác hoặc dè chừng
- Có tính ghen tỵ ảo giác
- Có ảo giác về âm thanh (“nghe thấy các sự việc”)
4
Lưu ý các dấu hiệu của chứng rối loạn ảo giác. Rối loạn ảo giác là sự tin tưởng vào một hoặc nhiều ý nghĩ hoang tưởng đặc biệt (chẳng hạn, “FBI đang ở trong ti vi và theo dõi nhất cử nhất động của mình”). Nó được xác định cụ thể và không nhất thiết bao trùm mọi phương diện, đồng thời người bệnh vẫn có năng lực bình thường mà không có hành vi kỳ lạ nào. Chứng rối loạn này cực kỳ hiếm; chỉ có khoảng 0,02% dân số mắc chứng rối loạn ảo giác.[33] Các triệu chứng thông thường của chứng rối loạn ảo giác bao gồm:[34]
- Có mức độ tự tham chiếu cao, nghĩa là người bệnh liên hệ đến bản thân họ trong mọi việc, ngay cả khi đó không thể là sự thực (ví dụ như họ tin rằng diễn viên trong phim đang nói chuyện trực tiếp với họ).
- Bứt rứt
- Phiền muộn
- Hung hăng
5
Suy nghĩ xem liệu bạn có bị rối loạn stress sau sang chấn không (PTSD). Chứng hoang tưởng có thể đi kèm với PTSD, một bệnh lý tâm thần phát sinh sau khi người bệnh trải qua một biến cố sang chấn.[35][36] Các trải nghiệm sang chấn thậm chí có thể gây ảo giác và cả hoang tưởng.[37] Nếu từng trải qua sang chấn trong quá khứ như bị bạo hành, bạn có thể phát sinh ý nghĩ gọi là “hoang tưởng bị hại”, hoặc tin rằng những người khác đang có ý định làm hại bạn. Lòng tin này khiến bạn nghi ngờ những người khác hoặc lo lắng bị hại, ngay cả trong các tình huống mà hầu như không ai thấy đáng nghi ngờ hoặc nguy hiểm. Khác với hầu hết các thể hoang tưởng khác, kiểu lo sợ này có cơ sở dựa trên những phản ứng với sang chấn. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm xử lý trường hợp sang chấn có thể giúp bạn vượt qua PTSD và thể hoang tưởng này.[38]
- Phương pháp điều trị PTSD phổ biến nhất là liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT), trong đó tập trung vào việc học cách nhận biết sang chấn đó tác động lên suy nghĩ và hành vi của bạn như thế nào. Bạn có thể thực hành các lối suy nghĩ mới về bản thân và thế giới, và nhờ đó bạn có thể giảm các triệu chứng bệnh.[39]
- Các phương pháp điều trị khác bao gồm liệu pháp tiếp xúc và EMDR (liệu pháp gây tê và phục hồi bằng chuyển động mắt).
6
Cân nhắc việc trao đổi với bác sĩ trị liệu về cảm giác của bạn. Nếu không có sự giúp đỡ, có thể bạn sẽ khó biết được tại sao bạn có cảm giác hoang tưởng, cũng như khó xác định được cách nào tốt nhất để đối phó với các cảm giác đó. Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn hiểu và vượt qua điều này.
- Luôn nhớ rằng cảm giác hoang tưởng có thể là một phần của bệnh lý tâm thần và cần phải chữa trị. Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn hiểu điều gì đang diễn ra và quyết định chương trình hành động tốt nhất.
- Đến gặp bác sĩ trị liệu là việc rất bình thường. Người ta thường xuyên đến bác sĩ để có cảm giác dễ chịu hơn và cải thiện cuộc sống của mình. Bạn có thể sẽ hài lòng về bản thân khi tìm sự giúp đỡ: điều đó cho thấy bạn dũng cảm và quan tâm đến bản thân mình.
- Bạn cứ thoải mái đổi bác sĩ trị liệu! Nhiều người cảm thấy mắc kẹt ở nơi mà họ đã bắt đầu. Nếu bạn nghiêm túc, hãy tìm một chuyên gia khác. Tìm một người khiến bạn cảm thấy thoải mái và tin cậy. Đó là con đường nhanh nhất để tiến bộ.
- Bạn nên biết rằng pháp luật yêu cầu bác sĩ trị liệu giữ kín thông tin của bạn. Người mắc chứng hoang tưởng thường ngại chia sẻ những vấn đề của họ, nhưng bạn đừng quên rằng bác sĩ trị liệu phải giữ bí mật do những ràng buộc về pháp luật và đạo đức. Chỉ có trường hợp ngoại lệ là khi bạn tiết lộ kế hoạch làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, có dính líu đến bạo hành hay bỏ rơi, hoặc khi tòa án yêu cầu bác sĩ tiết lộ thông tin vì bạn có liên quan đến kiện tụng.
LỜI KHUYÊN
- Tránh xa ma túy và rượu. Bạn có thể cảm thấy rằng những thứ đó giúp ích cho mình. Điều đó không đúng. Rượu và ma túy chỉ khiến chứng hoang tưởng của bạn thêm tồi tệ.
- Học thiền để có thể thư giãn khi bạn bị những ý nghĩ hoang tưởng tấn công.
- Nhớ rằng mọi người nói chung là tốt và không ai hùa vào chống lại bạn.
- Nhớ rằng cho dù có xảy ra chuyện gì, cuối cùng mọi việc cũng sẽ ổn.
- Tập trung vào hơi thở và nghĩ về những điều dễ chịu, những ký ức hạnh phúc. Nếu không được, bạn hãy thử làm tính nhẩm; ví dụ thử nghĩ về con số 13 x 4 và giải phép tính đó.
No comments: