Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện - Ls Nguyễn Văn Đài

728x90 AdSpace

Thursday, 29 November 2018

Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện


Blogger Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu

Hôm nay tôi viết để bày tỏ lòng tri ân đến nước Đức, chính phủ Đức và người dân Đức đã quảng đại đón một thằng lưu manh, vô học đến đất nước họ, …
Người Việt ta thường thấy, bỗng dưng ai tốt với mình, cho mình cái gì là họ có động cơ, có mục đích vì quyền lợi họ.

Những người Đức giúp tôi đi họ không yêu cầu tôi làm gì cả, hơn 5 năm qua họ không hề nhắc đến tôi, họ còn phải tập trung để giúp những người khác. Họ quên bẵng tôi đến mức tôi nghĩ, nếu tôi gặp họ và bày tỏ sự cảm ơn, có khi họ nghĩ tôi định nhờ vả gì họ.
Nước Đức đã giúp hàng trăm ngàn người Việt vì tính nhân đạo như vậy, tôi chỉ là một trong hàng trăm ngàn người Việt được nước Đức cưu mang thôi, không phải con cờ hay lá bài gì cả hết.
Đôi khi trong cuộc đời, vô tình chúng ta rơi vào một sự kiện lớn, điều đó không có nghĩa ta là nhân vật lớn, cần phải được đối xử đúng tầm của nhân vật lớn hay có một âm mưu lớn nào đó mà ta là mắt xích quan trọng làm nên lịch sử … ta phải để cho đời biết.
Từ Phất Lộc đến Weimar là cuốn tự truyện tôi viết trong thời gian nhận học bổng của thành phố Weimar 6 tháng. Giấy mời của thị trưởng thành phố Weimar gửi đến địa chỉ nhà tôi 22 ngõ Phất Lộc, Phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm có đoạn.
– Chúng tôi đánh giá cao khả năng văn chương và báo chí của ông. Chúng tôi mời ông đến thành phố của chúng tôi 6 tháng để thăm và tạo điều kiện để ông có thể viết những gì ông muốn.
Khả năng văn chương và báo chí của tôi là gì, tôi cũng không biết. Thiên hạ cũng chẳng rõ, những gì tôi viết ra sự khen chê khác nhau. Những loại dư luận viên tôi không bàn đến, những người thân với tôi cũng không bàn đến. Bởi nhận xét của họ không thể khách quan.
Nhưng những người còn lại, những người phản biện, những nhà trí thức cấp tiếp thì đáng nói vì họ khách quan. Nhiều ngươi trong số họ nói tôi chả có tài năng gì, chẳng qua là nói dăm ba chuyện như kiểu đầu đường thu hút các loại độc giả như xe ôm, bán rau chứ chẳng có giá trị văn chương, báo chí hay khai dân trí gì cả. Người đưa ra nhận xét này còn khẳng định bản thân họ rằng họ đã từng viết bài cho BBC.
Những bài viết của tôi chưa bao giờ được đăng trên BBC, VOA, RFA…hay những nơi trang trọng đại loại như thế. May lắm nó được người ta chia sẻ trên trang cá nhân của người thích đọc.
Xe ôm hay bán rau đọc thì chẳng lẽ xấu hổ không viết nữa chắc.? Viết chứ, viết cho xe ôm, bán rau và cả dân lưu manh đầu được xó chợ đọc có gì không đúng, bởi tôi xuất thân từ đó, tôi viết với giọng văn đơn giản của đường phố, tôi không thể có những kỹ thuật viết siêu hạng như những người chuyên nghiệp.
Người ta xây biệt thự phân lô, chung cư cao cấp thì cũng có người xây nhà cho người thu nhập thấp.
Viết cũng vậy thôi, có văn chương hàn lâm, có báo chí thượng tầng, vĩ mô thì cũng có ca dao, vè trong dân lao động.
Chả có gì xấu hổ cả, tôi học còn chưa hết nổi cấp 3. Nói đúng ra thì là hết cấp 2 thôi, mới vào cấp 3 được hai tháng tôi bị đuổi học rồi.
Nhiều người chê tôi vô học, tôi luôn nhận mình vô học để nhắc nhở thân phận của mình, giữ mình ở mức đúng con người mà mình đã xuất thân ra, không ảo tưởng về bản thân mình. Trong tự truyện của mình, phần mở đầu tôi viết về đám xóc đĩa trong ngõ tôi, tôi là một thằng chơi say sưa trong đám đó. Viết như thế để xác định cho bạn đọc rõ tôi là loại người gì.
Thế nhưng lằng nhằng tôi lại được nước Đức mời đến, rồi lại cấp cho học bổng khác dài hạn hơn. Vậy mới thành truyện để tôi viết.
Tôi đi sang Đức đã hơn 5 năm, ngày tôi đi không có gì đáng là chuyện gây chú ý cho dư luận. Tiễn tôi đi có 2 người bạn gái và 2 người bạn trai, 2 bạn trai là 2 thằng Lã Dũng, Nguyễn Lân Thắng. Không lén lút những cũng không có gì đáng gọi là sự kiện cả.
Vì sao tôi được sang Đức, thiên hạ họ nói nhiều lắm, nói tôi là người an ninh phái sang đánh phá phong trào bên ngoài, người khác nói tôi là người của uỷ viên bộ chính trị này nọ đưa đi để mưu đồ thế lực riêng, người bảo tôi là loại hèn hạ bỏ trốn sang Đức để yên thân……
Đồn thế cũng được, cái được của nó là đồn vậy thì các tổ chức đấu tranh bên ngoài sẽ nghi kỵ tôi, né tránh tôi. Mà nếu các tổ chức né tránh tôi thì tôi cũng nhẹ người. Thật đấy, hơn 5 năm qua các bạn nhìn xem, có tổ chức nào dung nạp tôi là thành viên của họ đâu.?
Chuyện tôi nhận mình lưu manh, vô học, xã hội đen lần này không biết là lần thứ bao nhiêu, tôi cũng chẳng nhớ. Nhiều người còn phán chán đến nỗi bảo tôi cứ lải nhải chuyện đó làm gì.
Tôi viết vậy có nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất như tôi nói cũng nhiều lần, để khẳng định bản chất con người mình thấp kém hơn tất cả những người viết khác.
Ngoài ra hôm nay tôi viết vậy, để bày tỏ lòng tri ân đến nước Đức, chính phủ Đức và người dân Đức đã quảng đại đón một thằng lưu manh, vô học đến đất nước họ, cấp cho một khoản tiền dài hạn nhiều năm, để nó có cuộc sống đầy đủ, sung túc tha hồ viết lách và tha hồ làm ăn buôn bán dư tiền gửi về giúp ai nó thấy đáng giúp.
Tôi chẳng phải lá bài hay con cờ gì của ai, hay trong cuộc cờ, ván bài chính trị gì của ai. Một thằng lưu manh mạt hạng như tôi thì ai cần gì để làm con cờ, lá bài cơ chứ. Tôi rẻ mạt đến mức, khi thứ trưởng ngoại giao Đức đề nghị chính phủ Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh của tôi, để tôi được đến Weimar. Chính phủ Việt Nam, bộ Công An Việt Nam nhanh chóng chấp nhận và hối thúc tôi đi cho nhanh.
Những người Đức giúp tôi đi họ không yêu cầu tôi làm gì cả, hơn 5 năm qua họ không hề nhắc đến tôi, họ còn phải tập trung để giúp những người khác. Họ quên bẵng tôi đến mức tôi nghĩ, nếu tôi gặp họ và bày tỏ sự cảm ơn, có khi họ nghĩ tôi định nhờ vả gì họ.
Người Việt ta thường thấy, bỗng dưng ai tốt với mình, cho mình cái gì là họ có động cơ, có mục đích vì quyền lợi họ. Cái này tôi hiểu, vì chính tôi giúp đỡ rất nhiều người trong nước, bị những người khác họ nói đó là tiền tôi lấy từ nguồn này, nguồn nọ xấu xa chứ chả phải tôi tử tế gì.
Nước Đức đối xử với tôi hào phóng và nhân hậu, mặc dù đến đây tôi đã chứng kiến nhiều người Đức làm việc cật lực và cuộc sống rất tiết kiệm.
Tôi nhắc nhiều lần đến giá trị thấp kém của mình, để các bạn thấy người Đức họ bỏ ra công sức, tiền bạc và chế độ ưu đãi với tôi chẳng phải họ mưu cầu gì, toan tính gì.
Sẽ có người thắc mắc rằng, nếu không vì mục đích nào đó họ đón một thằng như tôi làm gì, nếu tử tế thì hãy đón những người khác có xuất thân tử tế hơn tôi, học hành hành hơn tôi đi.
Chuyện thế này, bạn hãy học đến cấp 2 và viết Bloge cho những người xe ôm, bán rau đọc như tôi đã viết đi đã.
Chuyện nữa là tôi ở lại Đức trong chương trình học bổng có tên ”dành cho những nhà văn lưu vong. Đây là một chương trình mà nước Đức tri ân tới các nước khác đã cưu mang những nhà văn của họ dưới thời quốc xã Đức (đảng Lao động Đức quốc xã dành quyền lãnh đạo) đã phải bỏ trốn.
Liệu tôi có thể nói rằng, tôi chỉ là con cờ cho nước Đức chuộc lại lỗi lầm của họ không.?
Không, tôi không phải là kẻ vạch vòi để không phải mang ơn như vậy.
Nước Đức có con tàu Cap Anamur đã vớt hơn 11 nghìn người Việt Nam vượt biển vào những thập kỷ 70-80 trước kia mang họ đến Đức nuôi dưỡng, học tiếng, học nghề ổn định đời sống. Vào những thập kỷ 90 hàng chục nghìn lao động phải về nước đã trốn lại sống rồi cũng được Đức cấp giấy tờ. Ngày nay có hàng trăm nghìn người Việt sinh sống trên đất Đức, hàng năm gửi về giúp đỡ đồng bào rất nhiều chương trình từ thiện…Nước Đức đã giúp hàng trăm ngàn người Việt vì tính nhân đạo như vậy, tôi chỉ là một trong hàng trăm ngàn người Việt được nước Đức cưu mang thôi, không phải con cờ hay lá bài gì cả hết.
Đôi khi trong cuộc đời, vô tình chúng ta rơi vào một sự kiện lớn, điều đó không có nghĩa ta là nhân vật lớn, cần phải được đối xử đúng tầm của nhân vật lớn hay có một âm mưu lớn nào đó mà ta là mắt xích quan trọng làm nên lịch sử….ta phải để cho đời biết.
Đời tôi cũng từng như vậy, được nước Đức trân trọng mời sang. Rồi bỗng dưng Trịnh Xuân Thanh mò đến làm tôi có cơ hội gây náo loạn, thu hút thêm hàng trăm nghìn người theo dõi Facebok của mình, như một tâm điểm của dư luận trong quãng thời gian gần nửa năm. Nhưng đó chỉ là những sự tình cờ mà số phận đưa đến, rồi đến lúc nó sẽ qua đi. Như TXT rồi cũng im lặng kể cả không bị bắt cóc. Và rồi cũng tôi cũng như hàng trăm nghìn người Việt ở đây, chả ai nhớ tôi đến đây trong tư cách được nước Đức mời. Tôi làm người bình thường, một ông chủ tiệm Suhsi vừa làm công vừa làm chủ hay một tay buôn bán đồ gia dụng tầm thường như bao nhiêu người khác.
Đó chính là tôi một chủ tiệm Suhsi nhỏ và một tay buôn đồ gia dụng nhờ ơn nước Đức đã có cuộc sống ổn định, con cái học hành trong môi trường tốt, hít thở không khí trong lành không có khói của Formosa, không có bụi mịn từ nhà máy nhiệt điện …..
Người Buôn Gió



Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện Reviewed by Nguyen Van Dai on November 29, 2018 Rating: 5 Blogger Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu Hôm nay tôi viết để bày tỏ lòng tri ân đến nước Đức, chính phủ Đức và người dân Đức đã quảng...

No comments:

Vì sao các quan chức cộng sản tài thì ít, tật thì nhiều?