Việt Nam đặt mục tiêu là sẽ có 50% người dùng mạng xã hội sử dụng mạng trong nước vào năm 2020, đồng thời lên kế hoạch để ngăn chặn ‘thông tin xấu, độc’ trên Facebook, Google, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.
Tại buổi họp báo hôm 6/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết bộ đã hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường “lành mạnh và an toàn” trên mạng. Đây là một phần trong kế hoạch “ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội.”
Tân Bộ trưởng TT&TT cho biết mục tiêu của bộ là trong 12 năm nữa, “thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội,” theo truyền thông trong nước.
Liệu mục tiêu này có khả thi?
Một người dùng mạng xã hội từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng, anh Lã Việt Dũng, nhận định với VOA rằng mục tiêu này có khả thi hay không còn “phụ thuộc vào cách mà chính quyền Việt Nam sẽ đối xử với các mạng (xã hội) quốc tế như thế nào.
“Nếu (chính quyền) quyết tâm đóng cửa Facebook thì tôi cho rằng có thể họ sẽ xây dựng một mạng xã hội cho người dân dùng và như vậy (mục tiêu) 50% người dùng mạng xã hội trong nước là toàn toàn có thể.”
Tuy nhiên ông Dũng, cũng là một nhà hoạt động dân chủ, bày tỏ lo lắng rằng mạng xã hội do nhà nước lập ra sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ và người dân sẽ không được tự do ngôn luận như bây giờ.
Mặc dù có những cải cách kinh tế và một mức độ cởi mở về những thay đổi trong xã hội nhưng Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam vẫn tìm cách siết chặt kiểm soát trên mạng xã hội, đặc biệt đối với giới bất đồng chính kiến.
Tuần trước, chính phủ công bố nghị định hướng dẫn việc thực hiện Luật An ninh mạng dù đã được thông qua hồi tháng 6 nhưng vẫn đang gây tranh cãi. Luật này vấp phải phản đối từ các công ty công nghệ toàn cầu cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, vì bị coi là một công cụ của nhà cầm quyền để siết chặt kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng.
Công nghệ Trung Quốc?
Một mối quan ngại khác của việc phát triển mạng xã hội trong nước mà ông Dũng nêu ra là khả năng nhà mạng Việt Nam do “không đủ năng lực để làm” nên sẽ dùng công nghệ của Trung Quốc.
“Khi họ sử dụng công nghệ mua của Trung Quốc thì rất nhiều khả năng là cơ sở dữ liệu số của người dân Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Quốc và điều đó là cực kỳ nguy hiểm,” theo ông Dũng.
Giải thích về mối nguy này, ông Dũng, người đã từng viết thư đề nghị giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đừng thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để dập tắt những tiếng nói bất đồng, cảnh báo không nên để “thông tin của một cộng đồng, một quốc gia rơi vào tay người khác.”
“Những thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân hay nhân trắc học như luật An ninh mạng vừa nêu, hay những thông tin mang tính riêng tư khác mà chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt người dân phải đưa lên mạng xã hội do họ kiểm soát sau đó bị lọt vào tay Trung Quốc thì cực kỳ nguy hại.”
Zalo, mạng xã hội ‘made in Việt Nam’ hiện đang có hơn 100 triệu người dùng, theo ông Dũng, là một “công cụ/app đã bị kiểm soát” và là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Zalo của VNG là một trong 3 nhà mạng, cùng với VCCorp và Mocha của Viettel, được Bộ TT&TT – thường được gọi là Bộ 4T – giao nhiệm vụ thực hiện mục tiêu “50%” nói trên.
Tân bộ trưởng TT&TT hồi tháng 9 nói rằng cần phát triển các mạng xã hội ‘made in Việt Nam’ thay vì để thị phần rơi vào tay Facebook hay Google. Theo số liệu của Statista, Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook, được ước lượng vào khoảng 70 triệu người.
Tại buổi họp báo hôm 6/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết bộ đã hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường “lành mạnh và an toàn” trên mạng. Đây là một phần trong kế hoạch “ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội.”
Tân Bộ trưởng TT&TT cho biết mục tiêu của bộ là trong 12 năm nữa, “thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội,” theo truyền thông trong nước.
Liệu mục tiêu này có khả thi?
Một người dùng mạng xã hội từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng, anh Lã Việt Dũng, nhận định với VOA rằng mục tiêu này có khả thi hay không còn “phụ thuộc vào cách mà chính quyền Việt Nam sẽ đối xử với các mạng (xã hội) quốc tế như thế nào.
“Nếu (chính quyền) quyết tâm đóng cửa Facebook thì tôi cho rằng có thể họ sẽ xây dựng một mạng xã hội cho người dân dùng và như vậy (mục tiêu) 50% người dùng mạng xã hội trong nước là toàn toàn có thể.”
Tuy nhiên ông Dũng, cũng là một nhà hoạt động dân chủ, bày tỏ lo lắng rằng mạng xã hội do nhà nước lập ra sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ và người dân sẽ không được tự do ngôn luận như bây giờ.
Mặc dù có những cải cách kinh tế và một mức độ cởi mở về những thay đổi trong xã hội nhưng Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam vẫn tìm cách siết chặt kiểm soát trên mạng xã hội, đặc biệt đối với giới bất đồng chính kiến.
Tuần trước, chính phủ công bố nghị định hướng dẫn việc thực hiện Luật An ninh mạng dù đã được thông qua hồi tháng 6 nhưng vẫn đang gây tranh cãi. Luật này vấp phải phản đối từ các công ty công nghệ toàn cầu cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, vì bị coi là một công cụ của nhà cầm quyền để siết chặt kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng.
Công nghệ Trung Quốc?
Một mối quan ngại khác của việc phát triển mạng xã hội trong nước mà ông Dũng nêu ra là khả năng nhà mạng Việt Nam do “không đủ năng lực để làm” nên sẽ dùng công nghệ của Trung Quốc.
“Khi họ sử dụng công nghệ mua của Trung Quốc thì rất nhiều khả năng là cơ sở dữ liệu số của người dân Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Quốc và điều đó là cực kỳ nguy hiểm,” theo ông Dũng.
Giải thích về mối nguy này, ông Dũng, người đã từng viết thư đề nghị giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đừng thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để dập tắt những tiếng nói bất đồng, cảnh báo không nên để “thông tin của một cộng đồng, một quốc gia rơi vào tay người khác.”
“Những thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân hay nhân trắc học như luật An ninh mạng vừa nêu, hay những thông tin mang tính riêng tư khác mà chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt người dân phải đưa lên mạng xã hội do họ kiểm soát sau đó bị lọt vào tay Trung Quốc thì cực kỳ nguy hại.”
Zalo, mạng xã hội ‘made in Việt Nam’ hiện đang có hơn 100 triệu người dùng, theo ông Dũng, là một “công cụ/app đã bị kiểm soát” và là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Zalo của VNG là một trong 3 nhà mạng, cùng với VCCorp và Mocha của Viettel, được Bộ TT&TT – thường được gọi là Bộ 4T – giao nhiệm vụ thực hiện mục tiêu “50%” nói trên.
Tân bộ trưởng TT&TT hồi tháng 9 nói rằng cần phát triển các mạng xã hội ‘made in Việt Nam’ thay vì để thị phần rơi vào tay Facebook hay Google. Theo số liệu của Statista, Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook, được ước lượng vào khoảng 70 triệu người.
No comments: